- Những cổ phiếu dẫn dắt thị trường bắt đầu suy yếu.
Nhìn lại lịch sử vào tháng 10 năm 2007 khi mà thị trường chứng khoán tạo đỉnh khoảng 1.100 điểm. Sau đó là chuỗi ngày đau khổ khi thị trường bước vào downtrend đến tận tháng 3 năm 2009.
Dòng cổ phiếu đã dẫn dắt thị trường tăng trước năm 2007 chính là dòng ngân hàng. Biểu hiện của dòng này và những công ty chứng khoán có vốn hóa lớn trước chu kỳ downtrend chính là những cổ phiếu vốn hóa lớn này tăng từ 2 đến 3 lần trong một khoảng thời gian ngắn từ 6 đến 8 tháng hoặc hơn bắt đầu suy yếu. Những cổ phiếu dẫn dắt cả về mặt tâm lý cả về mặt vốn hóa thị trường bắt đầu có những cú nước rút rồi chuyển sang đi ngang. Bắt đầu có những phiên bán đột ngột từ trần về sàn hoặc đang xanh nhưng bị bán về sàn kèm một cái volum lớn. Đà bán trên diện rộng khắp thị trường.
Thị trường hiện tại đang được dẫn dắt bởi các cổ phiếu dòng bank, chứng khoán và thép. Rất nhiều cổ phiếu này đã tăng từ 2 -3 lần. Phiên ngày 6/7 vừa rồi là một trong những phiên là thị trường đã mất đến 60 điểm chỉ trong phiên OTC. Đà bán trên diện rộng khắp thị trường. Cổ phiếu dẫn dắt thị trường có dấu hiệu đi ngang như HPG
- Margin của các công ty chứng khoán căng cứng
Nó thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất là hưng phấn. Tâm lý sợ mất cơ hội làm cho người ta vào mua bằng mọi giá. Những nhà đầu tư này dùng mọi nguồn tiền bao gồm cả margin lúc nào cũng full sức mua. Khi mà các công ty chứng khoán full margin thì sẽ có những phiên điều chỉnh rất là sâu. Khi mà thị trường căng margin mà lại được nới lỏng thì đó có thể là một cái bẫy bởi vì là những nhà đầu tư tổ chức, những nhà tạo lập bán để nhả margin. Thì các nhà đầu tư cá nhân mua vào sẽ bị nhốt ở vùng đỉnh.
Theo thống kê thì thì margin của các công ty chứng khoán đã lên đến 55 nghìn tỷ. Đã tăng hơn 21% sơ với đầu năm. Một vài công ty chứng khoán trong tháng 6 đã phải khóa margin lại. Cho thấy thời điểm hiện tại magrin của các công ty chứng khoán căng cứng thế nào.
- Số lượng người tham gia chứng khoán tăng đột ngột.
Quy lại thời điểm năm 2007 nhà nhà chứng khoán người người chứng khoán. Ai cũng chơi chứng khoán hết. Đến cả những người bán rau ngoài chợ cũng chơi chứng khoán. Ngày đó cứ mua hôm trước hôm sau có tiền. Và khi thị trường lên điên cuồng như vậy thì rất nhiều nhà đầu tư đã vay tiền để mua. Điều hiển nhiên không có gì có thể tăng mãi được. Và khi thị trường đã hưng phấn quá mức thì nó sẽ phải điều chỉnh lại.
Thời điểm hiện tại khi mà tình hình dịch bệnh Covit-19 vẫn đãng diễn ra hết sức phức tạp. Mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư đều bị giảm sút. Chỉ có mối chứng khoán là kênh hút được dòng tiền. Và lượng nhà đầu tư mở mới tải khoản tăng nhanh chóng.
- Doanh nghiệp đua nhau phát hành vốn
Khi thị trường lên và thuận đẩy mức giá cổ phiếu lên cao. Thì doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng vốn bằng cách phát hành và bán thêm cổ phiếu ra thị trường để thu tiền về tiếp tục sản xuất kinh doanh thay vì vay vốn ngân hàng.
Khi lượng cổ phiếu phát hành tăng thêm thì một lượng tiền bị nhốt. Làm lượng tiền ngoài thị trường bị giảm đi. Đây cũng là một trong những tác nhân gây lên hiện tượng giảm giá của thị trường.
Một biểu hiện nữa là các cổ đông lớn, ban lãnh đạo bán ra cổ phiếu một cách ồ ạt. Ngay cả những người mà họ hiểu công ty nhất mà còn bán ra cổ phiếu thì chứng tỏ giá trị của nó đang thấp hơn giá cả. Và khi giá đã lên quá cao thì chắc chắn sẽ điều chỉnh về lại với giá trị của bản thân nó vậy.
- Những nhà đầu tư và những người tham gia thị trường khoe lãi liên tục.
Nhà đầu tư có tâm lý dễ thỏa mãn. Biểu hiện bằng việc có rất nhiều người kheo tài khoản lãi. Có thể thấy trên facebook, trên các nhóm chát zalo, trên diễn đàn. Điều này dẫn đến một trong những hiện tượng được gọi là FOMO. Hay còn gọi là hội chứng sợ bỏ mất cơ hội nên luôn luôn muốn bảo vệ cho cổ phiếu của mình. Nên khi thị trường gãy trend họ sẽ vào bắt đáy. Nhưng những người mới này họ đâu có biết đâu là đáy và họ lỗ và thấy thế hiện tượng cắt lỗ ngay càng làm cho thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.
- Định giá thị trường
Liệu thị trường có còn rẻ. Khi PE tiến đến 19 thì sẽ tiến đến khoảng E/P = 5,2% so sanh với lãi suất ngân hàng tại thời điểm hiện tại thì thị trường đã bớt đi phần nào hớp dẫn.
Vây câu hỏi là chúng ta nên làm gì ở thời điểm này. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất chính là quản trị rủi ro. Bằng cách cân đối tỷ trọng giữa hàng và tiền. Cân đối tỷ trọng thế nào phụ thuộc vào dòng tiền và mức rủi ro mà bạn chấp nhận. Để quản trị rủi ro việc cần làm tiếp theo đó chính là cơ cấu lại doanh mục đầu tư của mình. Loại bỏ những cổ phiếu mang tính đầu cơ, doanh nghiệp yếu kém, có những yếu tố cơ bản không tốt. Tiếp theo là lựa chọn những kênh đầu tư an toàn hơn để phân bổ tiền.
Bài viết này được viết lại theo ý hiểu của tôi khi xem một video của Take Profit